Uncategorized
Các kĩ thuật hát quan họ – Rền
🔥VANG – RỀN – NỀN – NẨY là những yếu tố rất đặc trưng khi hát và thể hiện những bài dân ca Quan Họ. Nhưng để tìm hiểu thật kỹ và làm sao để có được sự điêu luyện thì thật là khó. Vì vậy, hãy cùng chúng mình tìm hiểu tiếp về kĩ thuật Rền nhé!
🎭Rền là đặc điểm âm thanh trong câu hát hay trổ hát có độ rung đều đều, liên tục không dứt. Rền trong Quan họ có được nhờ cách hát luyến láy và rung giọng, giai điệu phát triển liên tục, tạo nên một sắc thái âm thanh đặc trưng của phong cách hát Quan họ.
🎶Rền là cách hát nhấn nhá, luyến láy và rung giọng, vì vậy đòi hỏi người hát phải đạt tới kỹ thuật hát tinh tế mới có thể xử lý độ nhấn vuốt của câu hát trong bài Quan Họ. Hát Rền cần giữ tư thế và cổ họng thật thoải mái, tự nhiên, khẩu hình mở vừa phải, đặt âm thanh ở hàm trên, hàm dưới rơi tự do, lấy hơi vừa đủ, khống chế hơi, giữ và đẩy hơi ra đều, liên tục mà không đứt, gẫy, đặc biệt cần có độ rung của thanh quản. Âm thanh phát ra vừa phải có độ vang, vừa có độ rung của giọng, mà không bị đứt quãng. Chẳng hạn, trong câu Bỉ bài Gọi đò cần hát luyến từ gọi có độ rung giọng, như có nhiều âm gọi liên tiếp với nhau, hát âm ơ như có nhiều âm ơơơơ… ở nhiều độ cao khác nhau.