Trải qua hàng nghìn năm phát triển và thay đổi, Quan họ – một nét đặc trưng riêng không lẫn vào đâu được của con người Bắc Ninh, đã được chia thành hai loại, đó là lối hát truyền thống và lối hát theo kiểu mới.
Quan họ truyền thống xuất hiện chủ yếu ở các làng quan họ cổ của Kinh Bắc, chúng tồn tại như một nét đẹp trong văn hóa sinh hoạt hàng ngày của người dân. Chơi quan họ thường là vào các khoảng thời gian lễ, hội hè, du xuân. Chơi quan họ không cần có khán giả, người hát cũng chính là người thưởng thức, hát theo nhóm giữa các nhóm liền anh và liền chị.
Quan họ truyền thống rất chú trọng tới các quy trình trong cách hát, khắt khe đòi hỏi các liền anh, liền chị phải am hiểu tiêu chuẩn, từ biểu diễn, lời ca, … đều đòi hỏi người biểu diễn phải tuân theo một cách tuyệt đối. Một số bài hát truyền thống được yêu thích cho tới tận ngày nay có thể kể tới như: Mời nước mời trầu, Ngồi tựa song đào, Cây trúc xinh, Xe chỉ luồn Kim,….
Dân ca quan họ mới được hát theo các lời hát đã cải cách, biểu diễn trên các hệ thống âm thanh, sân khấu chuyên nghiệp hoặc trong cộng đồng vào những dịp lễ tết, hội hè, tổ chức du lịch. Quan họ kiểu mới phong phú hơn hẳn loại truyền thống khi có hình thức biểu diễn đa dạng hơn rất nhiều, có thể hát đơn, đôi, tốp hát, múa phụ họa,….
Hát quan họ mới thường có nhạc đệm còn truyền thống thì không. Sở dĩ dân cơ quan họ kiểu mới được yêu thích hơn bởi lời hát đa dạng, lời ca có phần bắt nhịp với cuộc sống của người dân hơn. Không chỉ vậy mà chúng còn phục vụ cho mục đích tuyên truyền, quảng bá, giữ gìn làn điệu quan họ nói chung.
Ngoài ra, có thể chia hát Quan họ thành những dạng sau: Hát Quan họ ở hội, gọi là hát hội; hát Quan họ ở đám, gọi là hát mừng; hát Quan họ tại nhà giữa hai nhóm Quan họ trai gái mời nhau, gọi là hát canh; hát Quan họ ở cửa đình, cửa đền, gọi là hát thờ.
Các bạn đã được mở rộng thêm về sự đặc trưng trong dân ca quan họ và phân loại chưa nhỉ? Hãy follow Nón Quai Thao để cùng chúng mình tiếp tục chuyến hành trình về với quan họ Bắc Ninh nha!